June 2020

Hương liệu thực phẩm là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm công nghiệp thực phẩm. Hương liệu thực phẩm thường được bổ sung trong quá trình chế biến thực phẩm, trong quá trình này không thể tránh khỏi việc chế biến nhiệt (nướng, hấp, sấy, chiên…). Vậy hương liệu thực phẩm có thể chịu được nhiệt hay không? Tính an toàn của hương liệu ra sao trong quá trình chế biến? Hãy cùng Hương liệu Việt Hương tham khảo trong bài viết dưới đây

1. Một số loại hương liệu thực phẩm chính?

Tùy theo mục đích sử dụng, hương liệu thực phẩm thường được phân loại làm 1 số dòng sản phẩm chính:

Một số loại hương liệu thực phẩm:

Hương liệu cho nước giải khát: Hương dạng đục, các chất tạo đục cho nước có ga hoặc không ga như nước cam, chanh, cola; Hương dạng lỏng cho nước ép trái cây, nước ngọt không ga, thạch rau câu, nước uống dạng thạch, thạch dừa, thạch trái cây; Hương dạng bột cho các sản phẩm bột uống liền, trà, cà phê; Hương cho rượu, các loại nước uống có cồn, bia, cocktail…

Hương liệu cho các sản phẩm kem, bơ sữa: Hương cho các loại sữa tươi tiệt trùng và thanh trùng; Hương cho các loại sữa chua uống, sữa chua ăn; Hương cho các sản phẩm tráng miệng từ sữa như bánh flan, mousses; Hương cho các sản phẩm bơ, pho mát, bơ magarine; Hương cho các sản phẩm sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc có đường; Hương cho các sản phẩm kem…

phụ gia thực phẩm

Hương liệu cho các sản phẩm bánh kẹo, bánh ngọt: Hương chịu nhiệt dùng cho kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, kẹo chew, kẹo mút (lollipop); Hương dùng cho các sản phẩm kẹo cao su và kẹo thổi. Hương dùng cho các sản phẩm sô-cô-la; Hương chịu nhiệt dùng cho các loại bánh quy, bánh quy kem, bánh kem xốp, bánh cracker, và các loại bánh ngọt, bánh mì tươi; Hương cho bánh trung thu.

Hương liệu cho cà phê: Hương cà phê dạng nước và dạng bột dùng cho các sản phẩm cà phê như cà phê rang xay, cà phê hòa tan cà phê đen, cà phê 2 trong 1 và cà phê 3 trong 1, các sản phẩm nước uống cà phê đóng lon…

Hương mặn: Hương dạng bột và dạng lỏng như hương bò, heo, gà, tôm, cua… dùng cho các sản phẩm mì ăn liền, bánh snacks, đậu phộng chiên, các sản phẩm thịt, và các loại gia vị nước chấm…

2. Khả năng chịu nhiệt của từng loại hương liệu thực phẩm

Hương liệu thực phẩm có khả năng chịu nhiệt. Tùy thuộc từng loại hương liệu, khả năng chịu nhiệt là khác nhau. Dưới đây là 1 số hương liệu kèm khả năng chịu nhiệt tương ứng:

  • Hương cho bánh (biscuit, cracker): 210 – 300oC
  • Hương cho bánh mì, bánh ngọt: 190 – 200oC
  • Hương cho kẹo: 180 – 200oC
  • Sữa thanh trùng: 70 – 80oC
  • Sữa tiệt trùng: 100 – 140oC
  • Cà phê hòa tan: 100 – 120oC
  • Cà phê rang xay: 60 – 70oC

Để biết thêm với các dòng hương liệu thực phẩm khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty hương liệu Việt Hương để được tư vấn tận tình.

hương liệu thực phẩm an toàn

3. Đặt mua hương liệu thực phẩm ở đâu

Công ty hương liệu Việt Hương là một trong những đơn vị dẫn đầu thị trường hương liệu Việt Nam. Với 25 năm kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng cung cấp kho tàng hương liệu đa dạng, chất lượng cao: hương liệu thực phẩm, hương liệu mỹ phẩm, hương liệu công nghiệp…

Quy khách hàng có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn và nhận mẫu thử miễn phí.

Công ty Cổ phần Hương liệu Việt Hương
Tel: (028)3 551 2778
Trụ sở chính: Số 3 Đường Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà máy: Lô T-1, Đường Trung Tâm, Khu Công Nghiệp Long Hậu Mở Rộng, Xã Long Hậu, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Email: viethuong@viethuong.com.vn